I. TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM:
Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến
lược bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần
phát triển xã hội.
Theo thống kê của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn
hư hỏng, biến chất, các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế
biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an
toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ
bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè...
Đón
chào năm mới 2025, người dân thường sử dụng một lượng lớn gồm nhiều loại thực
phẩm: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn... phục vụ
Tết Nguyên Đán Ất Tỵ. Vì vậy, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái,
là người nội trợ đảm đang để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và
cộng đồng, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, củ, quả ăn sống
phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
2. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức
ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế
biến thức ăn.
3. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và
không chứa mầm bệnh.
4. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm
nhiệt độ bên trong khối thực phẩm đạt tới trên 700C.
5. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để
lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.
6. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu
chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục
trên 600C hoặc lạnh trên 100C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không
nên dùng lại.
Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh
an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội,
góp phần đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui tươi, an toàn và tiết kiệm./.
II. TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Hiện nay, an toàn giao thông đang là
vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp
đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra
gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật
chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất
khả năng lao động. Hầu hết nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông là nam giới
tuổi từ 15 đến 45, đây là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội.
Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có
thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều
sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những
nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.
Những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do uống
rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng,
không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Một số đối tượng cố
tình vi phạm trật tự an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh
võng, không đội mũ bảo hiểm; Các phương tiện vận tải đón trả khách không đúng
nơi quy định, người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh
buôn bán còn phổ biến.
Với phương châm: An
toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Mỗi người dân hãy nâng cao ý
thức, trách nhiệm cộng đồng, nghiêm túc, gương mẫu chấp hành luật giao thông
đường bộ, đặc biệt là trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và tại các Lễ hội
đầu năm 2025, đó chính là góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa
bàn./.
Bùi Thắng_vh