14/10/2021
Hội Nông Dân xã Phúc Thắng tạo việc làm và thu nhập từ nghề đan cói
Lượt xem: 462
Hội Nông Dân xã Phúc Thắng (Nghĩa Hưng) có trên 1.000 hội viên, trong đó có khoảng 50% hội viên nữ còn sức lao động.
Để khai thác tiềm năng của hội viên, Hội ND xã đã đề xuất với Đảng ủy và UBND xã phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cói, để tạo việc làm và thu nhập cho hội viên trên địa bàn.
cơ sở đan cói của hội viên Vũ Thị Luyến xóm 01 xã Phúc Thắng
Theo các bậc cao niên, nghề cói ở xã Phúc Thắng đã có
hàng trăm năm. Sau một thời gian dài trầm lắng, bởi sức tiêu thụ trên thị
trường sụt giảm, những năm gần đây nghề làm cói ở Phúc Thắng mới được khôi
phục. Hiện có khoảng 30% lao động trong xã, chủ yếu là phụ nữ làm nghề đan cói,
tập trung ở các chi hội 1 - 2 - 3 - 4 - 13 - 15….. Sản phẩm chủ yếu là giỏ,
làn, bị, ró … Để có một sản phẩm bắt mắt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, hội
Nông dân đã thành lập các tổ nhóm, liên kết với các cơ sở sản xuất cói để nhận
hàng về nhà làm. Các cơ sở này không chỉ ưu tiên hàng cho hội viên nông dân mà
còn hướng dẫn tỉ mỉ các quy trình sản xuất từng mặt hàng, đặc biệt là cách đan
thành phên, kết đáy ró, khâu miệng mép ró, đánh bóng, đính quai. Tiêu biểu là
cơ sở đan cói của hội viên Vũ Thị Luyến xóm 01 xã Phúc Thắng, đã tạo việc làm ổn
định, thu nhập bình quân 100.000 - 150.000 đồng/ngày.
Nghề đan cói rất phù hợp với nhiều nứa tuổi và có thể
tận dụng thời gian nhàn rỗi, mọi lúc để đan. Sản phẩm không phải lo đầu ra, bởi
các đại lí đã đặt hàng từ trước với cơ sở sản xuất. Nghề đan cói phát triển
không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hội viên, mà còn góp phần giảm tỉ
lệ hộ nghèo đa chiều không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội trong xã xuống còn
0,2%.
Buithang_vh