image banner

Hội Nông Dân xã Nghĩa Phúc với nghề đan "Ró"
Lượt xem: 585

Cách đây hơn 50 năm bà con nhân dân Nghĩa Phúc đã có nghề Đan Cói và sản phẩm làm ra là những bao manh dùng dồn đất kè đập đê và đựng muối, gạo trong chiến trường phục vụ chiến đấu,cặp sách để học sinh đựng sách vở tới trường, mũ đội đầu và áo manh để người lao động, các em học sinh che nắng mưa và giá rét, bị vỉ cói chị em phụ nữ dùng để đi chợ mua sắm đồ dùng gia đình …, cùng với sự phát triển của xã hội các sản phẩm nghề đan cói không phù hợp bởi các sản phẩm đã được thay thế thế cặp da, bao bì, túi ni nông và mũ thời trang hiện đại.



Hội viên: Phạm Thị Tuyến 87 tuổi - chi hội nông dân xóm 4

Với sự phát triển kinh tế xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay đời sống ngày càng nâng cao, tuy nhiên sức khỏe của con người ngày càng mắc phải nhiều căn bệnh hiểm nghèo như ung thư Phổi, Vú, Cổ tử cung, dạ dày….Nguyên  nhân gây ra căn bệnh quái ác đó được xác định yếu tố từ môi trường và các vật dụng là túi ni-long, đồ dùng bằng nhựa tái chế ngay trong gia đình không đảm bảo.  Để bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng thì ngày nay bao bì túi ni-long đã là vấn đề mà toàn dân quan tâm bởi chúng là nguyên nhân gây độc hại và hủy hoại môi trường. 

Chính vì vậy các sản phẩm Ró cói để sử dụng làm đồ dùng hàng ngày trong gia đình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe đang được nhân dân đón nhận sử dụng. Ró cói hiện tại không chỉ người Việt Nam biết đến và sử dụng mà còn được tiêu thụ ở thị trường các nước trên thế giới đặc biệt các nước Châu Âu



Nghề đan Ró 
         
           Với sự nhiệt tình trách nhiệm của các hội viên hội Nông Dân xã trực tiếp tham quan mô hình đan ró tại Doanh nghiệp tư nhân Ánh Túy (Nghĩa Lợi), qua tham quan thấy mô hình rất hiệu quả phù hợp với cán bộ hội viên. Hội phối hợp với doanh nghiệp đưa nghề đan cói trở về địa phương. Để đáp ứng với nhu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm Ró cói, qua hướng dẫn phương pháp đan theo kỹ thuật, mỹ thuật, chị em tập trung tại các nhà văn hóa xóm học đan, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật  để tạo ra sản phẩm đảm bảo Kỹ - Mỹ thuật, hiệu quả chất lượng
 
           Qua kết quả thực tế là đan cói phù hợp với điều kiện sức khỏe của chị em phụ nữ có những cụ cao niên tay vẫn thoăn thoát đan như cụ: Phạm Thị Tuyến 87 tuổi, cụ: Trần Thị Mận 72 tuổi- Chi hội Nông Dân xóm 2, 4. Từ trẻ nhỏ đến các cụ cao tuổi đều tận dụng thời gian thư rỗi, mọi lúc mọi nơi để đan, Ró được bán với giá từ 36.000đ/ró kích thước 85cm, 40.000đ/san phẩm kích thước 100cm,  bình quân mỗi hội viên làm được từ 4 - 5 cái Ró/ngày/người, thu nhập từ 150.000 - 180.000đ/người/ngày. Đan Ró cói tăng thu nhập trực tiếp giúp hội viên phát triển kinh tế,  mà hội viên còn tận dụng các mẩu cói thừa làm chất đốt đun nấu trong gia đình


 
Hội viên Trần Thị Mận 72 tuổi - chi hội nông dân xóm 2
         
          Với phương trâm công tác xã hội “ Cho cần câu thay vì cho xâu cá” Từ khi có nghề đan Ró cói hội viên hội Nông Dân không phải đi làm ăn xa quê, mà ở nhà có điều kiện chăm sóc nuôi dạy con, xây dựng hạnh phúc gia đình, thực hiện tốt phong trào thi đua “ Hội Nông Dân tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, gắn cuộc vận động xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện”, phối kết hợp với hội LH Phụ Nữ tích cực trồng chăm sóc và bảo vệ tuyến đường hoa Xanh - Sạch- Đẹp bảo vệ môi trường, thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, phấn đấu duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới bền vững, góp phần tích trong phong trào “Hội Nông dân Nghĩa Phúc chung sức xây dựng Nông thôn mới”

Tin mới






Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 82
  • Trong tuần: 546
  • Tất cả: 56763
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Phúc Thắng- Nghĩa Hưng - Nam Định
Địa chỉ:  xóm 2 Xã Phúc Thắng - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
Mail: xanghiaphucnh@gmail.com
Điện thoại văn phòng: 0945333780        
Chung nhan Tin Nhiem Mang